Giấy phép lái xe ô tô là loại giấy có thời hạn. Vậy nếu hết hạn thì người lái xe có được đổi lại không phải thi lại không, hay chỉ cần làm thủ tục đổi lại là được?
Xem thêm Các mức trừ điểm GPLX từ 2025!
1. Làm gì khi bằng lái ô tô hết hạn?
Khi bằng lái hết hạn, bạn cần làm thủ tục đổi bằng lái, ví dụ với bằng lái B2 thì có hạn sử dụng là 10 năm, bằng lái B1 có hạn sử dụng đến khi công dân 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Tuy nhiên, nếu theo quy định cũ thì bằng lái hết hạn dưới 3 tháng sẽ không cần phải thi lại lý thuyết thì từ ngày 1/1/2025, nếu bằng lái ô tô hết hạn dù chỉ 1 ngày, công dân sẽ phải thi lại lý thuyết khi đổi bằng. Nếu bằng lái hết hạn trên 1 năm sẽ phải thi lại toàn bộ, tức là thi lại lý thuyết + thực hành sa hình + chạy thực tế trên đường trường.
Thông tin trên được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/25.
- Bằng lái hết hạn từ 1 ngày – dưới 1 năm: thi lại lý thuyết.
- Bằng lái hết hạn trên 1 năm: thi lại lý thuyết + thực hành.
- Bị mất bằng lái sẽ được cấp lại liền mà không cần chờ xác minh 60 ngày.
2. Giấy phép lái xe ô tô hết hạn có bị phạt không?
Khi giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn, nhưng bạn vô tình điều khiển phương tiện và bị cơ quan chức năng kiểm tra thì sẽ bị phạt theo quy định.
- Theo khoản 11 điều 2 nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự có giấy phép lái xe hết hạn sử dụng, sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng (với giấy phép lái xe hết hạn chưa quá 3 tháng).
- Từ 10 triệu đến 12 triệu đồng với bằng lái đã hết hạn sử dụng trên 3 tháng.
Khi hết hạn giấy phép lái xe ô tô bạn nên đến Sở GTVT làm hồ sơ để được cấp mới nhanh chóng. Không nên điều khiển phương tiện mà bằng lái đã hết hạn, tài xế sẽ bị phạt khoản tiền rất lớn cũng như gặp nhiều rắc rối nếu có rủi ro xảy ra khi lưu thông ngoài đường bộ.
3. Cách đổi bằng lái xe ô tô hết hạn
Hiện tại bạn có thể thực hiện đổi bằng lái xe ô tô hết hạn với 2 cách khác nhau đó là đến trực tiếp Sở Giao thông Vận tải để đổi và thực hiện đổi online trên website của dịch vụ công.
Cách đổi bằng lái ô tô hết hạn tại sở giao thông vận tải
Trước khi bạn đến Sở GTVT cần chuẩn bị trước cho mình một số giấy tờ sau, để trong quá trình đăng ký cấp lại bằng lái xe ô tô được diễn ra nhanh chóng.
- Đơn đề nghị cấp đổi lại giấy phép xe ô tô (mẫu của sở GTVT).
- Giấy khám sức khỏe của người muốn cấp lại giấy phép lái xe ô tô (không quá 06 tháng).
- Bản chính hoặc bản sao giấy phép lái xe ô tô hết hạn.
- CMND/ CCCD, hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục cần thiết, tiếp theo bạn phải nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận cấp/ đổi mới bằng lái xe ô tô tại Tổng cục đường bộ Việt Nam (nếu ở thành phố lớn) hoặc ở các tỉnh thì đến Sở GTVT.
Bạn nộp lệ phí cấp đổi lại giấy phép lái xe ô tô là 135.000đ/ lần.
Cuối cùng bạn chờ để được cấp lại bằng lái xe ô tô khi có thông báo từ Sở GTVT. Thường thì, sẽ phải mất khoảng 5 ngày đến 7 ngày tài xế sẽ được cấp lại theo quy định.
Cách đổi bằng lái xe ô tô hết hạn online
Ngoài cách đổi giấy phép lái xe trực tiếp tại Sở GTVT, thì bạn có thể thực hiện đổi bằng lái ô tô hết hạn trực tuyến qua mạng theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập website của tổng cục đường bộ Việt Nam tại đây.
- Bước 2: Tiến hành chọn hình thức đăng ký cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng theo nhu cầu.
- Bước 3: Điền đầy đủ Thông tin giấy phép lái xe, Ghép thêm số GPLX khác (nếu cần), Thông tin yêu cầu thay đổi, Thành phần hồ sơ, Thời gian đăng ký xử lý, Thông tin liên hệ theo yêu cầu → Nhấn Đăng ký. Sau đó xác thực mã xác nhận qua email/ SĐT.
Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu đổi bằng lái xe online, bạn cần có Giấy khám sức khỏe điện tử.